Hàng ngàn người đã chạy bộ quanh thành phố và chỉ mặc... đồ lót, để phản đối những luật lệ mà họ cho là “cứng nhắc” của tiểu bang Utah.

Mục đích của sự kiện này nhằm thuyết phục quan điểm bảo thủ của bang trong việc hôn đồng giới. Việc khỏa thân cũng là một trong số những điều bị cấm tại bang này. Những người tham gia chạy bộ chỉ mặc đồ lót, đồ bơi hay các loại quần soóc sặc sỡ cùng với những thông điệp được viết lên ngực, bụng, lưng hay chân.



Có khoảng 3000 người đã tham gia đợt chạy bộ này, xuất phát từ các khu phố trong thành phố Salt Lake, đi quanh thành phố cho đến tòa nhà quốc hội tiểu bang.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng, việc chạy bộ để phản đối như trên khó có khả năng đạt được kết quả vì không phải ai cũng chú ý đến mục đích chính của nó. Elbrando, một độc giả của Huffingtonpost hài hước bình luận rằng: “Nếu phong trào chạy bộ này được duy trì hàng năm thì có lẽ Salt Lake sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch vào dịp này”

Theo Linh Chi
Anninhthudo.vn

Nguoiduatin.vn - Không phải người đồng tính nào cũng đủ can đảm sống thật với giới tính của mình. Vì thế rất nhiều người đồng tính nữ lấy chồng, sinh con, đồng tính nam lấy vợ để che mắt thiên hạ và an lòng cha mẹ.

Nỗi đau không dễ chia sẻ

Rất nhiều người đồng tính thông minh, giỏi giang và thành đạt. Họ vui tươi, thoải mái trong sinh hoạt với những người giống mình. Nhưng khi chúng tôi muốn trao đổi, viết bài thì rất nhiều người từ chối. Câu trả lời chung đều là: chưa công khai giới tính với gia đình. Vì lẽ đó, hầu hết họ phải sống khép mình trong vỏ bọc hoàn toàn không phải là bản thân họ. Hiện nay chỉ có khoảng 2,49% người đồng tính dám công khai hoàn toàn, còn có tới 32,44% là hoàn toàn bí mật, 34,81% gần như là bí mật.

Không phải người đồng tính nào cũng đủ can đảm sống thật với giới tính của mình. Vì thế rất nhiều người đồng tính nữ lấy chồng, sinh con, đồng tính nam lấy vợ để che mắt thiên hạ và an lòng cha mẹ. Họ sẽ rơi vào bi kịch “đồng sàng dị mộng” với người bạn đời. Dù có con nhưng chắc chắn thâm tâm họ không hạnh phúc.

Anh Lê Thái Bằng, một người đồng tính ở Hà Nội và người bạn trai yêu nhau được 3 năm, tình cảm mặn nồng. Nhưng rồi bố mẹ anh bắt anh lấy vợ. Năm lần bảy lượt trì hoãn, cuối cùng anh phải nói lời chia tay với người bạn đồng tính để kết hôn.

Sau ngày cưới, nỗi khổ lớn nhất của anh là phải sống cuộc sống không pahir là chính mình. Anh luôn phải giấu tình cảm thật, nhất là trong chuyện quan hệ với vợ cho trọn nghĩa vụ người chồng. Cuộc sống ngột ngạt đến mức anh phải than thở với bạn: “Không biết tôi có lê nổi hết cuộc đời này không khi mà cứ phải “quan hệ” với vợ dù lòng không muốn. Thậm chí trong đầu tôi chỉ nghĩ đến một người đàn ông”. Quả thực là bi kịch khi trong con người họ có 50% là phụ nữ mà phải “kham” nghĩa vụ đàn ông suốt cuộc đời.



Ảnh minh họa

Tương tự, Diệu Hương (một đồng tính nữ ở TP. Hồ Chí Minh) vẫn phải âm thầm làm một người vợ ngoan. Nhiều người ngạc nhiên khi cô có cuộc sống đầy đủ, chồng yêu chiều hết mực nhưng cô rất trầm lặng và ít khi xuất hiện bên ngoài. Dẫu đã 2 mặt con, nhưng mỗi lần phải gần gũi chồng như là một cực hình với chị. Không ai hiểu được nỗi đau dai dẳng của chị. Chị luôn phải khép mình, giấu biệt đi nhu cầu tình dục đích thực của mình.

Cũng như anh Bằng, chị Hương, có rất nhiều người vì “danh dự” của gia đình, bản thân mà phải sống suốt đời bên cạnh người mà mình không yêu. Nhu cầu tình dục của những người đồng tính này không bao giờ được thỏa mãn. Càng ở những gia đình, địa phương có quan niệm khắt khe về đồng tính thì số người đồng tính không được sống thật với bản thân càng nhiều.

Người đồng giới muốn gì?

Anh Huỳnh Minh Thảo cởi mở: “Tự do yêu thương, tự do trong vấn đề tình dục hoàn toàn không đồng nghĩa với việc thoải mái một cách thiếu ý thức như “giải quyết nhu cầu” ngay nơi công cộng hay có những hành vi lạm dụng tình dục người khác. Tự do tình dục chính là cách nghĩ văn minh, giúp mọi người có cái nhìn phóng khoáng, tránh kỳ thị thiếu khoa học hay những định kiến xưa cũ có ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác”.

Khi quyền tình dục của người đồng giới được hiểu rõ và có chính sách bảo vệ sẽ tránh được những bộc phát thái quá trong ứng xử của phần đông các bạn đồng tính khác trong xã hội. Ngày Sức khỏe tình dục thế giới chính thức có mặt tại Việt Nam là một minh chứng cho quyền tình dục của tất cả mọi người cần được bảo vệ.

Vấn đề tình dục cần được nói thẳng thắn và khoa học hơn tại các trường phổ thông, nhằm giúp các học sinh có kiến thức đúng đắn, dù đó có là xu hướng đồng tính hay dị tính. Bởi lẽ, chỉ khi hiểu rõ các vấn đề này thì quyền tình dục của mỗi người mới thật sự được tôn trọng và bảo vệ.

Như Ngọc



Với loài mực cô đơn dưới biển sâu, chuyện “gần gũi” cứ bùng nổ một khi chạm trán đồng loại, mà đương sự chẳng thèm quan tâm đối phương là đực hay cái..




Kẻ du hành đơn độc trong biển cả - Ảnh: AFP 

Chuyện gặp gỡ kẻ khác phái là điều vô cùng hiếm hoi trong trường hợp các chàng mực cô đơn trong lòng biển sâu ngoài khơi bang California (Mỹ). Họa hoằn lắm chàng ta mới tiếp cận đồng loại, và “chuyện ấy” xảy ra chớp nhoáng đến nỗi khi xong chuyện đương sự cũng chẳng biết bạn tình của mình có phải là kẻ khác giới hay không !


Hành vi tình dục đồng giới này không hẳn là chứng cứ củng cố cho thuyết đồng tính luyến ái trong tự nhiên, theo chuyên gia Henk-Jan Hoving của Viện Nghiên cứu hải dương học vịnh Monterey (Mỹ). Thay vào đó, con vật dường như giao phối một cách bừa bãi theo kiểu… thiếu quá đâm liều. Bóng tối bao phủ thường trực cũng là yếu tố góp phần vào hành vi tình dục kiểu này, theo chuyên gia Hoving.
Loài mực đang nói ở đây là Octopoteuthis deletron, khi trưởng thành có chiều dài khoảng 17 cm. Cuộc sống của loài mực này rất ít được biết đến, do chúng cư trú ở độ sâu từ 400m đến 800m trong lòng đại dương. Nhờ vào các thiết bị tự hành, giới khoa học mới có thể thu thập được hình ảnh của 108 con O.deletron ở ngoài khơi California trong gần 20 năm, từ 1992 đến 2011.


Trong cảnh tranh tối tranh sáng, ống kính không kịp ghi nhận được hình ảnh rõ ràng để phân biệt được giới tính của chúng, nhưng cuối cùng có 39 con cũng được xác định là đực hay cái. Đó cũng là lúc ông 



Hoving và đồng sự phát hiện điều thú vị: gần như có cùng một số lượng mực đực và mực cái vừa trải qua cuộc ân ái với một đối tác đực rựa. Chứng cứ này được dựa trên hình dạng của túi tinh trùng trên thân mà một con đực khác đã phun lên thân chúng trong cuộc giao phối trước. 



Hành vi tình dục đồng giới là một trong những điều hiếm hoi mà con người biết được về loài mực bí ẩn này. Nhóm của chuyên gia Hoving hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về cuộc sống cũng như xác định số lượng của O.deletron và tuổi thọ của chúng trong tự nhiên, theo báo cáo trên chuyên san Biology Letters.
 



Hạo Nhiên

Khi câu chuyện giới tính mập mờ trong làng giải trí Việt còn đang gây tranh cãi thì mới đây lại xuất hiện thêm nghi án đồng tính của “Hoa hậu Sao Mai”, ca sĩ Kỳ Anh Trang.

 
Trên Facebook của ca sĩ Kỳ Anh Trang xuất hiện một tấm ảnh khiến người hâm mộ choáng váng. Kỳ Anh Trang diện chiếc áo sơ mi trắng mỏng manh, xuất hiện trong bức ảnh cùng một cô gái lạ. Hai người có những hành động âu yếm, thân mật khá tình tứ. Kỳ Anh Trang còn không ngần ngại trao một nụ hôn môi kề môi say đắm với cô gái.



Bức ảnh được chụp ở góc độ gần nên gương mặt của Kỳ Anh Trang và cô gái lạ kia nhìn khá rõ. Nhiều người dự đoán có thể nụ hôn gây sốc trên diễn ra trong một căn phòng nào đó. Bức ảnh được một người bạn của Kỳ Anh Trang tag trên Facebook của cô.

Thời gian gần đây, hình ảnh về những nụ hôn đồng giới trong showbiz Việt đã không còn hiếm gặp. Đó có thể là những giây phút vui đùa “thăng hoa”, phấn khích của nhiều nghệ sĩ nhưng cũng có thể là minh chứng cho những tin đồn về giới tính lập lờ trong làng giải trí Việt hiện nay. Với trường hợp của ca sĩ Kỳ Anh Trang, liệu đây có phải là một “nghi án giới tính” mới?



Bức ảnh gây "sóng gió" của Kỳ Anh Trang

Kỳ Anh Trang từng lọt vào top 16 cuộc thi Sao Mai điểm hẹn 2010. Với nhan sắc nổi trội, lối trình diễn gợi cảm, cá tính, cô ca sĩ người Quảng Ninh chiếm được cảm tình của khá nhiều khán giả hâm mộ và được báo chí gọi là "Hoa hậu Sao Mai". Cô đang tập trung phát tiển sự nghiệp ca hát và hiện tại vẫn đi về lẻ bóng.

Việc rò rỉ ảnh nhạy cảm trên đã tiết lộ một hình ảnh khác gây bất ngờ của "Hoa hậu Sao Mai".





( Theo: NĐT )


Xã hội ngày càng phát triển, theo đó là những tệ nạn mới phát sinh làm phương hại đạo đức, thuần phong mỹ tục... Trai bao? Nghe có vẻ lạ nhưng lại rất quen trong những năm gần đây.


Lời kể của người mang "chí lớn"
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung với cái nắng rát của gió Lào và mưa bão thường xuyên, Nguyễn Văn Hùng - 22 tuổi, mang chí lớn quyết thoát khỏi cảnh nghèo đói. Giắt lưng 350 ngàn đồng, Hùng vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp.

Hùng kể lại: Mình may mắn được nhận làm chân phụ hồ cho một cai thầu đồng hương đang thi công căn biệt thự cao cấp tại quận nhất. Mỗi ngày trừ ăn uống, sinh hoạt, mình cũng dư được 80 ngàn đồng. Gặp mưa gió thì chỉ có tiêu không làm được gì, lại thi thoảng về quê, tiền đi lại và bạn bè nhậu nhẹt là hết!

Nhưng cuộc đời thay đổi cũng từ căn biệt thự này. Ở quê, mình thuộc diện khỏe mạnh và đẹp trai nhất làng. Mọi người bảo làm người mẫu được, nhưng mình nghĩ mình không bao giờ có cơ hội vì nhìn mình quá "quê".
Do làm nhà biệt thự nên thời gian thi công khá lâu. Chẳng hiểu sao, chị Thanh (chủ nhà) hay hỏi han khi tới kiểm tra công trình. Chị Thanh, tuy ngoài 40 tuổi nhưng trẻ lắm. Chồng và con trai lớn của chị đang ở bên Mỹ, mỗi năm về một lần. Chị và con gái học lớp 2 ở nhà.

Xây thêm căn này dành cho cậu lớn sau này cưới vợ ở riêng. Thỉnh thoảng, nhà hỏng cái bóng điện hay vòi nước rò rỉ, chị Thanh gọi mình tới giúp. Mỗi lần như vậy cơm nước xong, chị đưa vài ba trăm ngàn để thuê xe đi lại và coi như trả công. Mình cũng thấy bình thường chẳng có gì suy nghĩ vì nghĩ mình thu nhập chính đáng.

Một buổi, chị nhắn lên nhờ chút việc. Sáng hôm đó tới nhà chẳng thấy con gái chị đâu. Hỏi mới biết em đi học thêm nhạc ở nhà cô giáo, đến tối mới về.

Chị lấy lon nước ngọt trong tủ lạnh mời mình uống và bảo ngồi chơi chờ chị đi tắm. Đang xem ti vi thì mình giật mình nghe tiếng kêu "ái" của chị. Sau đó, chị cất tiếng gọi: "Hùng ơi! xem hộ chị cái này". Đứng trước tấm kính mờ mờ của phòng tắm, mình ngần ngại không dám vào nhưng chị Thanh tiếp tục gọi. Thấy chị quấn khăn trên người nên mình tiến tới cửa phòng tắm. Một tiếng "sập" - cánh cửa khép lại sau lưng và chiếc khăn quấn trên người chị rơi xuống sàn… Đời trai lần đầu, bản năng người đàn ông trỗi dậy - thế là xong.

Tối hôm đó, mình không hề chợp mắt, hôm sau, đi làm thì như "ma hớp hồn". Từ đó, chị hay gọi tới nhà chơi và mua quần áo, đồng hồ, xe tay ga… Toàn những thứ đắt tiền và cho tiền triệu thường xuyên.

Mình bỏ phụ hồ và đi chơi với bạn bè "chị". Cái mã đẹp trai cộng với trên người diện toàn đồ hiệu, mình như một công tử con nhà giàu, la cà quán xá, vũ trường và được rất nhiều quý bà để ý. Từ đây, mình nảy sinh ý định kiếm tiền không phân biệt già trẻ để thỏa mãn dục vọng. Lịch tiếp các "chị" ngày càng dày đặc và tiền chảy vào ví càng nhanh.

Nhưng kiếm dễ thì tiêu cũng dễ. Mình sa đà nghiện hút, bao mấy em trẻ đẹp, lấy ngắn nuôi dài, "của thiên trả lại cho địa".
Trai bao với vỏ bọc sinh viên
Quang sinh viên năm cuối trường đại học danh tiếng tại Hà Nội. Quang đẹp trai lãng tử và không ngây ngô như Hùng. Tuy là con nhà nghèo ở Nam Định lên theo học ngành xây dựng nhưng cậu yêu đương khá sớm, kinh nghiệm tình trường và ma mãnh hơn trong chuyện tình cảm. Cậu biết "thả tép câu tôm", biết dùng kênh gia sư chọn nhà giàu và chồng đi xa để tiếp cận đối phương.
Với vẻ ngoài điềm đạm và biết nói năng đúng chỗ, Quang đã nhanh chóng lọt vào mắt một "cô". Cậu ta nhanh chóng có tiền ăn tiêu và mua xe máy và xài đồ hiệu. Ngày ngày đi quán ba, du lịch khắp mọi miền đến nỗi quên cả việc học hành… Tiền ăn chơi có nhưng nghỉ học nhiều nên cậu chẳng được thi. Chán nản và không thể về quê, Quang quyết định làm trai bao chuyên nghiệp. Quang chẳng biết làm gì ngoài nghề đó và suốt ngày kêu chán. Nói chuyện với tôi, Quang than: Tại nghèo quá nên muốn kiếm tiền lập nghiệp ở Hà Nội!

Từ hai câu chuyện, một trai làng nghèo ngây ngô ít học đến một trí thức có tương lai nhưng ham chơi và muốn làm giàu theo kiểu "ngồi mát ăn bát vàng", rốt cuộc giàu đâu chẳng thấy lại thấy nghèo thêm và mất ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Chuyện xảy ra cứ đổ lỗi cho nghèo không có tiền nên mới làm thế. Xin đừng nói vậy, vì có mấy ai giàu mà không đổ mồ hôi và nước mắt.
Theo PL&XH


Les - Gay thì đã sao??? Tôi chẳng thấy gì ngoài cái tâm hồn nhạy cảm của họ. Họ sợ tổn thương, và sợ bị tổn thương. Cái vỏ bọc che giấu đi nỗi khát khao bỏng cháy của họ.



Xin lỗi người. Tôi lỡ hẹn cùng người. Nhưng... giờ thì tôi sẽ thực hiện cái hẹn đó đây.
Gửi người - Người với tôi là những gì tốt đẹp mà cuộc đời mang cho tôi.
Người đang loay hoay trong mớ bòng bong của cuộc đời. Người đang mất đi những gì mà người vẫn luôn giữ. Sự sáng suốt trong người đang bị mờ dần đi vì tình cảm. Người đang rung rinh. Trái tim người đang nhảy tưng bừng với cảm xúc chợt bãng lãng như sương mai mùa đông lạnh. Cái rét miền lạnh chẳng đủ cho người thấy người đang đông cứng. Tôi muốn bay thật nhanh, thật mạnh... đến siết chặt lấy người. Bằng tất cả sự đồng cảm... tình yêu thương... sự thấu hiểu... và chân thành nhất mà tôi mang. Người ơi - Tôi yêu người nhiều như nắng sớm mùa xuân vậy. Người có thấu không người?


Tôi - Dân miền Nam đích thực. Chân quê, hơi sến... và thích bày tỏ tình cảm theo mức vượt ngưỡng mùi mẫn. Nhưng xin người hiểu cho. Tình cảm đây là những gì chân thành nhất mà tôi muốn cho người biết. Người - những gì tôi cảm thấy tốt đẹp. Cho dù người có như thế nào.
Người có là chàng trai đi yêu một chàng trai. Tôi chẳng quan tâm. Cho dù người là đứa nhút nhát, yếu mềm, ủy mị... thích hụt hẫng bất chợt - giống tôi. Thì tôi cũng vẫn xem người là những gì tốt đẹp tôi có. Người. Hiểu không??
Les - Gay thì đã sao? Tôi chẳng thấy gì ngoài cái tâm hồn nhạy cảm của họ. Họ sợ tổn thương, và sợ bị tổn thương. Cái vỏ bọc che giấu đi nỗi khát khao bỏng cháy của họ. Nó đè nén những xúc cảm chân thật nhất mà họ có. Họ phải cất thật sâu tận đáy tim. Chỉ vì xã hội này chẳng thể chấp nhận tình yêu đồng giới. Họ ngại... họ chán nản... Họ chẳng muốn bị khinh miệt, tẩy chay... và hơn thế nữa. Họ không muốn nhìn thấy cái bĩu môi xem thường trắng trợn giữa ban ngày.
Lòng họ tái tê... tái tê cùng cực với những gì đối với họ là tuyệt vời nhất - Tình yêu - Sự quan tâm - Sự thấu hiểu - Chở che - Tất cả cái họ không tìm được ở người khác giới. Họ yêu. Họ muốn được giữ gìn tình yêu khó tìm đó. Nhưng họ sợ cuộc đời chà đạp họ, đay nghiến danh dự họ. Họ sống trốn chui trốn nhủi... Sự khát khao sống đẹp bị chà dưới bàn chân của những người ích kỷ, thiếu muối... và không có tình người.
Tôi cảm thấy tàn nhẫn với người. Người biết không??? Em gái tôi, người tôi cũng yêu thương. Nó bảo:
- Chị ơi ! Nếu một ngày nào đó em thay đổi thành một người khác chị còn yêu thương em không??
Tôi ngờ ngợ nó sẽ giống người. Nó yêu và muốn được sự yêu thương của người đồng giới. Tôi chỉ muốn ôm chặt nó như muốn ôm chặt người. Tôi muốn cho nó biết tôi vẫn yêu nó cho dù nó như thế nào. Cho dù nó có yêu ai - người cùng giới với nó. Tình cảm thiêng liêng nhất của loài người là tình cảm chân thành, chân thật... mà con người dành hết để gửi cho nhau. Sao tôi phải đắn đo để không còn yêu thương nó nữa. Tôi cũng thế với người. Cho dù... cho dù người có như thế nào. Người muốn đến bên chàng trai của người. Tôi vẫn sẽ ở bên. Chúc phúc cho người. Người hãy hạnh phúc nhé!!
Chẳng ai sống dùm ta cả. Chẳng ai có thể cho ta biết hạnh phúc khi họ không thể mang hạnh phúc lại cho ta. Tôi luôn ở đây. Ở bên cạnh người. Cho dù tôi xa người vời vợi... Nhưng người à, tôi luôn ủng hộ người, Luôn tin trên đời vẫn tồn tại tình yêu. Cho dù họ giàu - nghèo, cho dù họ tốt - xấu, cho dù họ nam - nữ... thì... họ vẫn có quyền được yêu và được mãn nguyện trong sự hài lòng của riêng mình. Tin tôi đi. Người sẽ hạnh phúc. Nếu người biết đấu tranh. Giới tính nào cũng được yêu thương. Xã hội nào cũng có bất cập. Và... Tôi yêu người - Cho dù người có là GAY.
Lặng lẽ... Lặng lẽ... bên người.
Theo blog Diệu My


Giọng nói, cử chỉ và cả ngôn ngữ cơ thể của tớ tự tiết lộ những bí mật mà tớ luôn cố gắng giữ kín với mọi người xung quanh và với chính bản thân tớ



Từ nhỏ, tớ đã biết mình khác biệt. Tớ mềm mỏng, nhút nhát và dịu dàng, tớ giống con gái hơn con trai và đôi khi ở mức độ nào đó tớ cảm giác muốn có chút sinh lực nam tính. Suy nghĩ theo cách đó có phải tớ đúng là một đứa con gái?
Mỗi ngày tớ nhìn thế giới xung quanh với con mắt sợ hãi và cầu trời để không ai thấy những điều sợ hãi của tớ. Tận sâu thẳm có những điều tớ không hiểu được, nhưng tớ biết chắc tớ khác biệt với mọi người. Tớ sống bình thường và vẫn biết rằng mình khác biệt, tớ cứ lớn lên như thế… để rồi cuối cùng, cái gì phải đến, cũng đã đến.
Hồi lớp một, tớ mang một con búp bê Barbie đến lớp trình diễn và kể chuyện. Tớ rất thích con Barbie đó nhưng phải cố làm ngơ như không có cảm giác gì, cho đến đầu năm lớp năm, tớ vẫn luôn tỏ ra là một thằng con trai "đúng nghĩa" mặc dù không dễ dàng chút nào.
Một lớp học với 20 đứa trẻ, một ngôi trường mới nhưng tớ không ngờ được rằng ngay trong ngôi trường ấy, lớp học ấy, tớ gặp lại một người bạn đã học cùng từ năm lớp một, và nó đã thẳng thừng tuyên bố: "NAM LÀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH ĐẤY, CẬU TA ĐÃ MANG BÚP BÊ BARBIE ĐẾN TRƯỜNG!". Không hiểu sao tự nhiên tớ lại cảm thấy phấn chấn. Trái tim đầy yêu thương của tớ mỉm cười và biểu lộ rằng: ĐÚNG ĐẤY!
Tớ đã làm thế, sự bối rối bỗng nhiên bị tớ cất giấu trong sâu thẳm trái tim, chẳng ai biết được nỗi buồn sâu kín của tớ mỗi khi tớ nhắc đến chuyện "mình là người khác biệt". Và ngay vào lúc này đây, không có điều gì thay đổi được tớ, tớ quyết định sẽ sống thật với chính bản thân mình.
Tớ cũng tin chắc một điều, đó là tớ đã thấy một vài người khác cũng... như tớ, khác biệt, kỳ lạ, và có một nỗi buồn sâu sắc vì phải che giấu toàn bộ sự thật ngột ngạt về những khác biệt.
Tớ đã trải qua rất nhiều thăng trầm cho đến thời điểm này, bị đấm vào mặt hàng ngày, bị nhìn với ánh mắt phân biệt, bị gọi là đồng tính, gay, cô gái... thậm chí ngay cả trong ngôi nhà mà tớ sống. Tớ luôn được hỏi những câu hỏi như: "Sao bạn chỉ chơi với con gái?" hoặc "Công chúa của tôi tại sao bạn nói chuyện như vậy?" hoặc là "Giọng nói của bạn nghe có vẻ nữ tính quá"...
Tớ còn nhớ về một cô giáo, mà giờ thì tớ mới hiểu và rất biết ơn cô... Một thằng bé nói: "Nam trông giống người đồng tính nhỉ", tớ sững người và mặt cứ tái mét đi. Cô đứng lên và nhấn mạnh với thằng bé đó: "Một người nhìn như thế nào thì giống đồng tính?". Thằng bé đó im bặt.
Tớ đã quá quen với việc trở thành trò cười vào những lúc như thế, và cũng không ai bao biện cho tớ. Vào ngày cuối cùng ở trường khi tớ hỏi một cậu bé xem cậu ta có muốn đi bộ về nhà với tớ không. Một giáo viên khác của tớ tỏ ra choáng váng: "Trước đây cô chưa bao giờ thấy em nói chuyện với một cậu bé khác"!
Tớ qua lớp 5 với những lần bị đánh đập thâm tím và tinh thần phấn chấn cũng trôi đi theo thời gian, tớ biết rằng tớ sẽ phải lớn lên và sẽ còn nhiều sự đau đớn hơn nữa đang chờ đón...
Bước vào lớp 6, tớ trở nên nhút nhát và trầm lặng hơn bao giờ hết, giọng nói của tớ là tâm điểm của những bình luận nữ tính, thậm chí còn thẳng thừng bị gọi là đồng tính hay nhẹ hơn thì bị hỏi "tớ có phải là đồng tính không"...
N.Nam







“Mẹ thương con nhất trên đời. Vì thương con, mẹ làm tất cả, hy sinh và chiều chuộng những vòi vĩnh của con. Sẽ như thế nào nếu con không phải là một thành quả đẹp như mẹ mong muốn...

Mẹ ơi, con rẽ trái mẹ nhé! Mẹ à, ai sinh ra cũng mong muốn một cuộc sống tốt đẹp nhưng cuộc sống vốn dĩ không như điều ta mong đợi. Thuở nhỏ, mẹ tập con viết tay phải, đã bao lần mẹ đánh khẽ tay con vì con cứ lén cầm bút tay trái. Vì sợ mẹ la, con đã ngoan ngoãn nắn nót từng nét chữ bằng tay phải nhưng khi lớn lên, con lại muốn viết tay trái để giữ lại một chút gì đó trong con, và con đã tập viết tay trái.
Nhưng có lẽ sự thật thì khó mà chấp nhận. Đồng tính thì có gì là sai... con có muốn thế đâu. Người ta thích rẽ phải, còn con thích rẽ trái, chẳng phải vì con ương ngạnh... nhưng vì con là thế. Mà mẹ ơi, con không lạc loài khi rẽ trái đâu, vì con biết cũng nhiều người rẽ trái như con... con không một mình...”
(Trích tâm sự “Con rẽ trái mẹ nhé” đăng trên http://hoangtuxula.blogspot.com/2009/02/con-re-trai-me-nhe.html.)
Phần đông các cha mẹ thường bị sốc khi biết con trai hay con gái mình đồng tính. Các cảm xúc có thể là khác nhau nhưng đa phần đều là những cảm xúc tiêu cực như buồn chán, thất vọng, cay đắng, hụt hẫng, ân hận, tức giận hay dằn vặt. Sau khi cảm giác sốc ban đầu qua đi, cha mẹ sẽ liên tục chất vấn con với các câu hỏi khó trả lời như: Tại sao…
Những câu hỏi này được đưa ra phần nhiều là phản ứng tức thời của cha mẹ do không kiềm chế được cảm xúc bản thân chứ không phải là thực sự ghét bỏ hay tức giận con cái. Khi bắt con phải đối mặt với những câu hỏi này, cha mẹ đôi khi không ý thức được rằng chính mình đang đẩy con ra xa hơn, đang làm tăng thêm sự khổ sở và sự rối trí của con trong khi người con đang cần sự cảm thông và chia sẻ của cha mẹ hơn khi nào hết.
Tại sao con lại làm như vậy?
Cho đến nay không ai có thể trả lời được câu hỏi này, kể cả những nhà khoa học. Điều quan trọng chúng ta cần biết là đồng tính không phải là một bệnh cũng không phải là một sự bất bình thường. Đơn giản, những người đồng tính chỉ khác với những người khác về mặt tình dục. Thay vì việc có cảm xúc và muốn yêu thương một người khác giới tính với mình như đông đảo đa số mọi người vẫn làm thì những người đồng tính yêu thương người cùng giới tính với mình. Ngoại trừ điều này ra thì những người đồng tính hoàn toàn giống như những người khác. Tình dục đồng giới không quyết định tính cách con người và không làm thay đổi con của bạn. Trước sau, con bạn vẫn là con bạn. Tuy nhiên, do không nhận thức được điều này, nhiều cha mẹ sau khi biết con mình là người đồng tính đã thay đổi hẳn cách đối xử với con.
Tại sao con lại dám nói điều này với cha mẹ?
Nhiều cha mẹ cho rằng có lẽ tốt hơn nếu họ không biết sự thật “đau lòng” này để họ mãi có cảm giác yêu thương với đứa con bé bỏng của họ và để họ luôn giữ được cảm giác thanh thản trong lòng. Vì điều này mà nhiều cha mẹ đã kết tội con cái của mình. Tuy nhiên, nếu nhìn theo một cách khác, các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy vui mừng vì con đã chia sẻ thật lòng với mình. Nói với cha mẹ “con là người đồng tính” là một điều không hề dễ dàng. Nếu quan tâm, các bậc cha mẹ hãy vào những diễn đàn của người đồng tính như bangaivn.com, adamzone.com, lezviet.vietqueer.net. Các bạn sẽ thấy các thảo luận về “lộ diện” hay theo từ trong giới là “coming out” luôn thường trực trong tất cả các diễn đàn của gay (đồng tính nam) hay của les (đồng tính nữ). Để nói được với cha mẹ chỉ năm từ đơn giản “con rẽ trái mẹ nhé”, các gay và les đã phải trải qua bao đêm mất ngủ và bao nước mắt. Nhiều người con vì e sợ đã giữ kín điều này cho riêng mình cho đến hết cuộc đời, nhưng cũng có những người con đã dám chia sẻ với cha mẹ để được cha mẹ “chấp nhận con như bản thân con vốn thế”. Vậy hãy là người cha, người mẹ vị tha để con cái có thể suốt đời tin tưởng và để con bạn được chính là con bạn. Xin hỏi, những người đã mang nặng đẻ đau đã sinh con ra mà còn không chấp nhận được thì liệu ai khác có thể chấp nhận con bạn.
Con làm thế thì sao ba mẹ dám ra ngoài đường ngẩng đầu với người ta? hay: Các em của con biết nói về anh/chị của nó thế nào?
Vô hình trung chúng ta đã càng làm tăng sự tự ti của con và điều này có thể làm mất đi niềm vui trong cuộc sống, tương lai và thậm chí tính mạng của người con. Không phải người đồng tính nào cũng biết được mình là người bình thường. Do sự thiếu hụt về thông tin, do sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính vẫn còn phổ biến trong xã hội, nhiều người đồng tính tự kỳ thị nặng nề với chính bản thân mình. Chia sẻ với cha mẹ để nhằm tìm sự cảm thông nâng đỡ, lại chỉ nhận được những lời chỉ trích, lên án, những người đồng tính sẽ không còn tự tin trong cuộc sống. Nhiều người sẽ sống thu mình, bị trầm cảm và có thể có ý nghĩ tự tử. Nếu hiểu được đồng tính là bình thường, nhiều cha mẹ sẽ thay đổi cách nhìn với con cái mình.
Tại sao ông trời lại bắt tội tôi thế này?
Đồng tính không phải là tội lỗi. Hãy đừng coi đồng tính là bi kịch của gia đình hay là quả báo. Nhìn một cách tích cực chúng ta sẽ thấy tình dục đồng giới chỉ thể hiện sự đa dạng và phong phú trong tình dục mà thôi cũng như sự đa dạng và phong phú của các khía cạnh khác trong cuộc sống của chúng ta vậy. Nhiều người sẽ nhìn tình dục đồng giới như là hiểm hoạ của việc suy thoái dòng tộc do những người tình dục đồng giới sẽ không sinh con như những cặp gia đình truyền thống. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách nhìn hẹp về tình dục và sinh sản. Hãy nhìn ra xung quanh, chúng ta thấy có bao nhiêu cặp vợ chồng tình dục khác giới cũng không thể sinh sản. Hay nhìn ra thế giới, ở những nước như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy khi hôn nhân cùng giới đã được chấp nhận hay những cặp đồng giới cũng được quyền nhận con nuôi hay nhờ người mang thai hộ, chúng ta vẫn sẽ thấy hình ảnh những gia đình hạnh phúc. Chỉ có điều khác, thay vào việc có một ông bố mang giới tính nam và một bà mẹ mang giới tính nữ thì các em bé ở những gia đình này sẽ có hai ông bố hoặc hai bà mẹ. Nhưng có ai dám bảo là họ không hạnh phúc hay con cái họ sẽ không được nuôi dạy tốt?
Nếu bạn có con là người đồng tính, hãy tin rằng bạn không chỉ có một mình. Hiện tại trên thế giới đã có những tổ chức của cha mẹ có con là người đồng tính đứng lên đấu tranh cho con cái của mình. Ví dụ như mạng lưới Cha mẹ, gia đình và bạn bè của người đồng tính nam và nữ (PFLAG: Parents, Families and Friends of Lesbians and Gay). Ý tưởng thành lập mạng lưới được hình thành từ năm 1972 khi Jeanne Manford khởi động phong trào quốc tế nhằm vận động các bậc cha mẹ đấu tranh cho quyền của những người đồng tính. 30 năm sau PFLAG đã có trên 500 chi nhánh trên toàn nước Mỹ với hơn 200.000 thành viên. Với sự đấu tranh của PFLAG và nhiều tổ chức khác, quyền của người đồng tính tại Mỹ đã thay đổi rất nhiều.
Sau “tại sao” đến “giải pháp” hôn nhân
Qua giai đoạn sốc, các bậc cha mẹ bắt đầu nghĩ đến các giải pháp để thay đổi. Thông thường nhất là yêu cầu con lấy vợ hoặc lấy chồng. Điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng con cái trở nên như thế là “do chưa gặp người thích hợp” hay “cứ làm đám cưới, sinh con rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy ngay mà”. Nhưng mọi việc liệu có đơn giản như vậy không? Trong một nghiên cứu do công ty Tư vấn đầu tư y tế (CIHP) mới tiến hành, nhiều bạn nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và vợ của họ đã chia sẻ những vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Như trường hợp của bạn X., mặc dù đã biết mình có xu hướng tình dục đồng giới nhưng bạn vẫn cưới vợ vì “bố mẹ thúc ép quá” và cũng vì “nếu mình không lấy vợ thì mọi người sẽ nghi ngờ, mình không biết phải giải thích như thế nào cả”. Vậy, những cuộc hôn nhân cực chẳng đã này có hạnh phúc không? Vợ của X. ngậm ngùi: “Trước khi kết hôn em đâu có biết anh ấy như thế. Bây giờ đã có con rồi thì thôi coi như mình sống cho con chứ anh ấy đâu có để ý đến em, đến con đâu”. Không chia tay, nhưng cũng không chịu được cảnh chồng cứ bỏ đi biền biệt, mãi rồi X. cũng có người khác. Vợ X. còn may mắn là có con, L. lại không được như thế. Lấy nhau đã lâu nhưng L. không mang thai. Trong cuộc phỏng vấn, L. chán nản: “Lấy nhau lâu thế nhưng hai vợ chồng có ngủ với nhau được mấy ngày đâu. Chồng sợ vợ cứ như là sợ gì ấy. Mình có xán vào thì chồng cũng lại lảng ra, lại tìm cách trốn”. Chị cảm giác được cái rùng mình của chồng mỗi khi vợ đụng chạm. Nhưng chị không dám thoát ra khỏi cuộc hôn nhân trớ trêu này vì sợ định kiến xã hội. Chị cũng không dám nói chuyện vợ chồng với ai. Vậy là những người làm cha, làm mẹ, chúng ta có muốn đặt con cái mình vào những tình huống như vậy không? Nếu đã có thể chấp nhận con, hãy cho con cơ hội được lựa chọn.
Giải pháp “điều trị”
Lo sợ con mình bị bệnh hay bị ma ám, các bậc cha mẹ đã tìm mọi cách để chữa trị cho con bằng các biện pháp đông y, tây y, trị liệu tâm lý và tâm linh. Tuy nhiên, việc chữa trị chắc chắn sẽ chẳng có kết quả bởi như trên đã nói đồng tính đâu phải là bệnh. Kể từ năm 1992, tình dục đồng giới đã được đưa ra khỏi danh mục Phân loại bệnh quốc tế. Việc tìm mọi cách để chữa trị cho con không những chỉ làm tốn tiền mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý gia đình và đặc biệt là tâm lý của con cái. Chấp nhận con và hỗ trợ để con vượt qua các mặc cảm và tiếp tục sống một cách tích cực trong xã hội mới là liệu pháp quan trọng mà các bậc cha mẹ cần thực hiện.
Hoàng Tú Anh





Quyết định lộ diện với cha mẹ có thể là một quá trình rất gian nan. Nó cũng có thể mang đến nhiều tưởng thưởng. Sau đây là một vài gợi ý cho sự lộ diện với cha mẹ.
1. Chọn đúng thời điểm. Cần phải chắc chắn rằng khi bạn chọn lựa lộ diện với cha mẹ bạn cũng chọn đúng thời gian cho họ và bản thân bạn. Nên chọn khi họ được nghỉ ngơi, đã ăn uống, và không bị áp lực bởi những vấn đề khác. Hỏi thời gian nào thích hợp cho họ. Bạn cũng nên chắc rằng mình đã có sự nghỉ ngơi, ăn uống, và sẵn sàng cho cuộc đối thoại.
2. Chuẩn bị đầy đủ cho cuộc họp cha mẹ. Chuẩn bị những gì bạn muốn nói, nói như thế nào và các nguồn tài liệu cho cha mẹ sẽ luôn là những phần lợi về phía bạn. Tôi đề nghị bạn nên viết xuống điều bạn muốn nói và làm sao diễn đạt nó. Cho dù bạn không cầm mảnh giấy đọc cho họ nghe nhưng bạn có thể luôn dùng nó lỡ như bạn bị bức xúc hay chi phối.
3. Mang theo người ủng hộ. Nếu bạn có người cố vấn, thầy cô, hoặc chuyên gia trị liệu mà bạn tin cậy, hãy mời họ cùng đi với bạn đến cuộc họp với cha mẹ. Họ có thể ở đó ủng hộ bạn cũng như trả lời những thắc mắc mà cha mẹ bạn có thể có.
4. Tập kiên nhẫn. Nếu cha mẹ bạn phản ứng một cách tiêu cực nên nhớ rằng [điều bạn nói] khá mới đối với họ và họ có lẽ cần thời gian để thu nhận. Cho họ thời gian để dịu lại và rút lui nếu cần thiết.
Mẹo nhỏ
1. Chuẩn bị để trả lời những thắc mắc mà cha mẹ bạn có thể có.
2. Không bao giờ lộ diện khi cha mẹ bạn đang trong cơn tức giận.
3. Nên nhớ cha mẹ sẽ nói những điều ngu xuẩn, cho họ thời gian để hòa giải.
4. Đừng mang theo bạn trai hay bạn gái, sau này còn rất nhiều thời gian để họ gặp mặt.
Điều bạn cần
1. Một người bạn hoặc thành viên gia đình ủng hộ bạn nếu câu chuyện trở nên tồi tệ.
2. Một nơi để đến nếu bạn không thể ở lại.




Ngày 31 tháng 03 năm 2009, trung tâm phòng chống HIV/AIDS và bệnh lây truyền qua đường tình dục (SHAPC) đã trình bày kết quả nghiên cứu mang tên “MSM tại Việt Nam – kỳ thị và những hậu quả”. Qua phần trình bày của tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, những sự kỳ thị và phân biệt đối xử đã được trình bày và gợi mở nhiều trao đổi, thảo luận.
Trong cộng đồng sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn rất lớn. 68% người được phỏng vấn vẫn cho rằng tình dục đồng giới là một bệnh. 54% cho rằng đây là điều trái với tự nhiên và có tới 48% cho rằng đây là bệnh hoạn, 27% cho rằng tình dục đồng giới là đua đòi, hư hỏng. 67% người dân và 75% cán bộ cơ sở cho rằng tình dục đồng tính là trái thuần phong mỹ tục. Sự nhìn nhận này không có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa những người có học thức cao hoặc thấp trong cộng đồng và ở nhóm đối tượng là cán bộ ban ngành đoàn thể, chính quyền cơ sở (cấp phường tại 06 tỉnh thành phố triển khai dự án nghiên cứu)* quan điểm kỳ thị vẫn còn rất cao.

Nhiều người dân vẫn cho rằng, những trong những nguyên nhân được nhiều người đề cập đến là sự giáo dục không đúng cách, sự tiếp xúc với người đồng tính, bị cám dỗ, hoặc muốn là người hiện đại. Điều này một lần nữa cho thấy sự tồn tại của kỳ thị trong suy nghĩ của họ.

Sự kỳ thị trong gia đình:

Tuy nghiên cứu đưa ra kết quả có khoảng 50% các gia đình không tỏ thái độ hoặc phản ứng tiêu cực khi biết con em mình là người đồng giới, nhưng vẫn có khoảng 50% các gia đình khác có những phản ứng với mức độ tiêu cực khác nhau như 18% mắng chửi, 8% có đánh đập, 5% đuổi ra khỏi nhà, 17% ép lấy vợ và 18% ngăn cản tiếp xúc với bạn trai và bắt thay đổi hành vi… “gia đình không thật sự quý em, vì nếu em là một người bình thường thì khi bán nhà ba em đã chia cho em nhưng ông không cho em bất cứ cái gì…” (MSM 46 tuổi HCM)

Ở một mức độ nào đó, kỳ thị được thể hiện ở mức độ cao hơn với 77% người đồng tính cho rằng ý kiến của họ không được gia đình coi trọng, 68% không được tham gia quyết định quan trọng của gia đình, 40% không được sử dụng tài sản (trước đây khi chưa lộ diện vẫn được sử dụng), 23% tài sản được chia ít hơn người khác…

Sự kỳ thị của cộng đồng:

Tẩy chay khi ra cộng đồng “khi đi mua rau em cũng bị bà bán rau nói: Đ. Bán cho bọn đồng cô…” (MSM Hà Nội)

Khó khăn khi sử dụng dịch vụ công “khi đến bệnh viện, mình không dám vô khám, vì tên tuổi con trai mà bên ngoài mình có ngực có này kia, vô trỏng người ta đồi hỏi thủ tục, giấy tờ. Nhiều khi người ta xầm xì, không chữa trị cho mình, con mình như tệ nạn xã hội…” (Thảo luận nhóm đồng tính nam tp HCM)
Việc làm:

MSM gặp khó khăn trong kiếm việc làm. Chỉ có chưa tới 40% MSM tham gia nghiên cứu có việc làm tại các cơ sở, và chỉ có 2 người là công chức (trên tổng số 813 MSM tham gia nghiên cứu).

Đa số người bóng lộ chỉ làm việc trong khu vực không chính thức. khi có cơ hội lựa chọn, ngươi chủ lao động dễ dàng chọn người khác thay vì chọn người đồng tính “sau khi tuyển họp lại, tại sao không tuyển “người ta” thì ý kiến chung là sự ảnh hưởng những người khác, cái quan trọng là trong công ty không có ai bị thế cả” (Thảo luận nhóm nam Hà Nội).

Chính từ những sự kỳ thị và phân biệt đối xử này, người đồng giới nam nói riêng và MSM gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống đặc biệt tiếp cận các dịch vụ công, lao động việc làm và dịch vụ y tế.

Chia sẻ về kỳ thị…

Một lần qua bạn tôi, tôi được mời tổ chức một buổi hát nhạc cho một đám cưới… lúc đó người ta cũng biết về nhóm của chúng tôi… chúng tôi đã cố gắng chuẩn bị với mong muốn cho đám cưới thật vui vì nhiều người trong nhóm có khả năng hát rất tốt không khác gì những ca sĩ chuyên nghiệp. Nhưng đến chiều chúng tôi nhận được lời từ chối … khi đó gia đình cô dâu, chú rể đã sợ bị xúi quẩy, bị ám ảnh… sợ cô dâu chú rể đẻ ra những đứa con lại giống chúng tôi … Hơn ai hết tôi cảm thấy chua xót và khổ vô cùng tận, của một người đồng tính, …

Lời chia sẻ của một MSM tại Hà Nội về kỳ thị tại hội thảo


Nghị sĩ Philippines - Luzviminda Ilagan, mới trích dẫn một báo cáo cho thấy, hiện nay tình trạng tội phạm nhằm vào những người thuộc “giới thứ ba” (đồng tính nam, đồng tính nữ, người lưỡng tính, người chuyển giới – gọi tắt là LGBT) ở nước này gia tăng khá mạnh.

Theo nữ nghị sĩ, trung bình số vụ giết người nhằm vào những người này trong giai đoạn 1996 – 2008 là 10, năm 2009 tăng lên 12, sang năm 2010 vọt lên 26.


Bức ảnh này đã được thu nhỏ. Muốn xem kích cỡ đầy đủ (1024x801) bạn click vào đây.


Với năm 2011, chỉ 6 tháng đầu năm đã xảy ra tới 27 vụ.

Bà Luzviminda Ilagan cho rằng, những thống kê chi tiết chứng tỏ rằng có sự kỳ thị, căm ghét của những kẻ tấn công.

Phần lớn nạn nhân bị đâm nhiều nhát, nhiều người bị tra tấn trước khi giết chết.

Số còn lại bị hiếp dâm, cắt rời bộ phận cơ thể, bị siết cổ hay thiêu sống.

Một trong những vụ việc gây xôn xao dư luận là cái chết của Winton Lou Ynion – đồng tính nam từng đoạt giải thưởng về truyện ngắn Palanca năm 2004, đồng thời là giảng viên đại học.

Ynion bị giết ngày 16/8 năm ngoái, khi đang học tiến sĩ tại Đại học Philippines.

Ông này bị một kẻ lạ mặt đâm 40 nhát vào đầu, cổ và ngực.

Một vụ khác cũng khiến dư luận chú ý là thẩm phán (51 tuổi) Albert Clarence Bondoc ở Thành phố Laoag.

Ông này bị đâm 13 nhát, đầu gần như bị cắt rời, khám nghiệm tử thi cho thấy trong hậu môn có tinh dịch lạ.

Bà Ilagan cho rằng, việc thu thập thông tin về các nạn nhân đồng tính là việc vô cùng khó khăn (do gia đình các nạn nhân ngại báo chính quyền vì sợ ảnh hưởng tới danh dự).

Nữ nghị sĩ này cho rằng, những kẻ thực hiện các vụ việc trên không chỉ vi phạm tội kỳ thị mà đáng bị trừng phạt vì nhiều tội danh khác như quấy rối tình dục, sử dụng bạo lực, hiếp dâm.

Hơn nữa phải thấy một điều rằng, động cơ đằng sau các hành vi độc ác cũng không chỉ là sự kỳ thị, căm ghét mà còn là các yếu tố liên quan tới chủng tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc…

Ilagan cho rằng: “Chúng ta không thể chấp nhận các tội ác xuất phát từ sự căm ghét bởi nó gửi đến một thông điệp mang tính đe dọa tới toàn bộ cộng đồng. Những tội ác này không chỉ ảnh hưởng tới các nạn nhân, gia đình họ mà còn pảhn ánh tình trạng xuống cấp của luật pháp”.

Nữ nghị sĩ này cùng nghị sĩ Emmi De Jesus đã trình dự thảo nghị quyết số 1460 lên hạ nghị viện Philippines để yêu cầu Ủy ban Tư pháp điều tra các vụ án mạng nhằm tạo khung pháp lý trừng phạt các hình thức tội ác cụ thể nhằm vào các đối tượng LGBT.

Q.Dương (Manila Post)
Theo PhapLuat



Trung Quốc : đám cưới đồng giới đầu tiên ở Thâm Quyến

Theo « Chine Informations » ngày 23/08/2011






Thứ sáu 19/8, hai người đồng tính nam trẻ tuổi đã kết hôn với nhau tại một khách sạn đặc biệt nằm trong khu phố Luohu ở Thâm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Mark, 25 tuổi và An An, 23 tuổi đã tổ chức đám cưới đầu tiên trước công chúng ở Thâm Quyến.

Sau một nghi lễ truyền thống gồm những phần : ăn tiệc, chia bánh gatô, gửi trao những lời chúc phúc, hai chủ rể hôn nhau. Họ lần lượt phát biểu với những lời của trái tim « Tôi nhận anh ấy làm người bạn đời của tôi. Tôi sẽ yêu anh ấy, tôn vinh anh ấy, che chở cho anh ấy và yêu thương anh ấy ngay từ hôm nay, gạt bỏ tất cả những người khác để chỉ giữ một mình anh ấy suốt đời ».

Nhiều người dân hiếu kỳ đã tới xem đám cưới này nhưng chỉ có 5 người là người thân và bạn bè của hai chàng trai có mặt. Mark đã giải thích một cách hơi mỉa mai : « Tới giờ, họ vẫn chưa hiểu. Chúng tôi đã bị sỉ nhục, chế giễu bởi những thành viên trong gia đình. Họ nói rằng chúng tôi bị điên. Chúng tôi đã không mời tất cả bọn họ bởi nếu họ biết, họ sẽ giết chết chúng tôi mất ».

Hai chàng trai hy vọng rằng đám cưới đồng giới này sẽ làm thức tỉnh xã hội Trung Quốc, vốn rất khắt khe với cộng đồng người đồng tính. An An và Mark hy vọng họ sẽ có một giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có giá trị pháp lý.

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ buộc phải hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong tương lai vì sự mất cân đối lớn về dân số giữa hai giới. Một bài báo mới đây của « Chine Nouvelle » đã viết rằng những người nam dưới 19 tuổi đông hơn những người nữ cùng độ tuổi là 23,77 triệu người. Điều này dẫn tới một kết luận gần như chắc chắn rằng hơn 10 triệu người Trung Quốc sẽ không có cơ hội tìm được bạn đời.

Dịch bởi panzila


Muốn thốt lên vài câu . Nhưng thôi … hãy cứ từ tốn đã .
Bềnh bồng , cảm giác như đang trôi dập dềnh ở đâu đó cứ vây hãm lấy . Khi tôi nghĩ về bạn . Người bạn của tui . Một người yếu đuối , chân thành và có chút mùi chất phác của miền tây . Tôi viết cho bạn – người bạn miền tây tội nghiệp .

Mỗi năm trong lòng tôi lại xuất hiện thêm những cái tên mới mang phong cách bạn thân . Mỗi năm lại có thêm vài cái tên . Và cũng vì những cái tên ấy tôi được sống một cách trưởng thành và có trách nhiệm hơn với mọi người . Tôi chọn bạn để thảo ra entry này . Là vì bây giờ với tôi . Bạn là 1 người rất thân và có thể rất quan trọng . Tôi yêu cái vị miền tây và cái tính tự kỷ của bạn . Vì đành rằng . Bạn là một thằng mang danh phận không giống bao người . Bạn là Gay .
Gay thì có sao đâu phải ngại ngùng ?
Gay là một người có tâm hồn nhạy cảm , rất nhạy cảm , và rất dễ bị ưu uất . Cái bệnh mà nó luôn tồn tại song hành với cái tôi vốn chịu nhiều tổn thương . Tôi thương cái sự tổn thương ấy biết mấy . Rất thương . Nên … Mong muốn mang cái nhìn khác cho tất cả mọi người ( ngoài tôi ) . Về từ gay này .
Hãy thử . Đặt mình là Gay .
Nếu bạn là Gay bạn sẽ như thế nào ??
Nếu bạn là Gay nhé !
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/05/25/77bdong-tinh-nam.jpg
Bạn sẽ ra phổ và nhìn mọi người thân thiện với nhau mà đắng nghẹn trong lòng . Vì bạn thì không , bạn bị kỳ thị .
Bạn sẽ không dám bày tỏ tình cảm với một thằng con trai khác , vì bạn biết nó sẽ nhìn bạn như một con ác quỷ và … bạn sẽ đớn đau hơn .
Bạn cũng không dám ước mơ cho mình một gia đình hạnh phúc vì bạn biết xã hội này cấm đoán bạn như thể bạn là tội nhân thiên cổ . Và bạn phải bị lưu đày tâm hồn .
Bạn sẽ nhìn bao nhiêu cặp tình nhân yêu nhau và tự đai nghiến lương tâm . Tại sao mình lại là Gay cơ chứ … Khốn nạn cho đời này .
Bạn nhìn mọi người xung quanh chỉ , xỏ … xầm xì về bạn . Mà bạn chỉ biết im lặng bước đi và không dám nhìn lên . Đời chỉ có thể nhìn xuống .
Bạn sẽ lạc loài giữa biết bao nhiêu người bình thường khác . Vì những người bình thường không bao giờ biết tha thứ và chấp nhận cho những định kiến và cái tôi thấp hèn của chính mình .
Vì … Các bạn không thật sự là Gay . Nên các bạn sẽ không bao giờ biết được .
Nên … Hãy thử đặt mình là Gay . Để hiểu , Gay là người như thế nào , sống ra sao . Khi các bạn xem thường họ .
http://www2.vietbao.vn/images/vivavietnam3/giai_tri/30173452_andy040407(2).jpg
Câu trả lời nằm ở chỗ . Có thể bạn không là Gay và bạn không bao giờ được biết . Gay sẽ là một người như thế nào . Bạn chỉ là 1 ai đó không hiểu được cái đau tiềm ẩn trong tâm hồn người khác . Một giống người chỉ biết cười bỉu môi và trống rỗng . Bạn có muốn là người như thế ? Tôi cam đoan là không . Vì chẳng ai muốn mình trở thành một con người ngu ngốc và trống rỗng bao giờ . Vậy , bạn sẽ như thế nào ? Hãy đọc entry này và cảm nhận hết cái từ Gay đi . Và bạn sẽ hiểu , bạn từng sai lầm như thế nào trong mỗi ngày ra đường và nhìn 1 vài người Gay như nhìn vi khuẩn bị đột biến Gen .
Tôi đã từng quen nhiều người có dòng máu Gay . Và tôi hiểu họ . Hiểu như chính nỗi đau trong lòng tôi . Gay là những người luôn kiếm tìm những sự thật và cái gật đầu đồng ý sự tồn tại của họ . Họ muốn khao khát sống và them muốn được hạnh phúchơn các bạn rất nhiều . Họ yếu đuối , dễ tổn thương và ủy mị . Họ luôn cảm nhận cuộc sống khắc khe hơn các bạn rất là nhiều . Rất là nhiều . Họ biết yêu thuơng , và thấu hiểu mọi chuyện trong cuộc sống theo cách rất chân thành không hoa mỹ như các bạn những tưởng . Họ sống theo cảm tính nhiều hơn là sống vì mục đích . Họ thật sự đáng trân trọng hơn các bạn nhiều .
Chắc gì các bạn biết rằng : Gay lại là người tuyệt vời hơn những người đàn ông bình thường . Mặc dù những cô gái và các quý bà không thể yêu Gay . Nhưng họ luônìm đến Gay như một liều thuốc trị bệnh tâm thần . Các bạn sẽ bất ngờ lắm khi có 8 trên 10 cô nàng thích kết bạn và tâm sự mọi điều với Gay . Ở Gay có một sự thông cảm rất bao la , và sự thấu hiểu là vô cùng sâu sắc . Họ không quá cứng rắn như các quý ông để có thể bỏ bạn khóc ngất trong đêm tối vì những hiểu lầm . Họ cũng không quá đòi hỏi khi bảo bạn phải giảm cân để nhìn sexy hơn . Họ tôn trọng các bạn như những gì họ tìm kiếm mà không có được . Họ thật sự muốn làm bạn hài lòng . Vì với họ , họ cần hài lòng hơn những gì họ mong muốn .
http://1280.com/file/pic/blog/44605.jpg
Hôm trước , tôi có giải thích co một anh về Gay . Anh í nghe xong và có vẻ rất bất ngờ . Tại sao anh ấy bất ngờ ư ? Vì anh í không bao gờ biết được Gay là như thế nào khi anh í sợ Gay như sợ vi khuẩn đột biến Gen . Buồn một chút . Nhưng chẳng sao cả . Hôm nay , tôi đã viết bài này cho bạn rồi . Và mọi người sẽ nhìn bạn theo một góc khác . Tôi hứa ..!!
Tôi hiểu bạn cần gì ở mọi người , tôi cũng biết bạn đang đau đớn thế nào ở chính bạn . Tôi cũng thấu nốt cái lo sợ phập phồng của bạn . Bạn … thật ngốc .
Hãy cho tôi Puplic tên bạn : Nguyễn Tài – Ken .
Ken à ! Bà vẫn còn day dẳng nỗi đau oan khiên nếu cứ tiếp tục kiếm tìm những thứ không tồn tại và dành riêng cho chính bà . Đừng nhìn mọi thứ quá dễ dãi mà biến mình thành miếng mồi ngon cho kẻ khác lợi dụng . Cũng đừng sống quá ngây ngô và ham chia sẻ để người ta có thể xem thường mình . Đời còn nhiều chông chênh lắm . Và , đừng cố gắng khép mình lại . Còn rất nhiều người chấp nhận cái giới tính thứ ba mà bà . Vẫn tồn tại những tình yêu đồng giới đó thôi . Và người ta vẫn hạnh phúc cho ù xã hội phần lớn đều cấm đoán . Nhưng … sự chân thành vượt lên mọi rào cản . Bà hiểu không ? Hãy sống tốt và sống có trách nhiệm với từ Gay . Rồi thời gian sẽ trả cho bà cái mà bà xứng đáng được nhận . Đó là tình yêu , tình người và sự tôn trọng từ người khác . Đừng bi lụy khi chính bản thân bà còn muốn bỏ rơi bà thì sẽ không ai có thể nắm bà mà kéo bà đi được . Phải tin tưởng và phải biết chấp nhận và chờ đợi . Hãy chờ đợi …. Vì sẽ có nhiều người thử đặt mình là Gay . Và họ sẽ biết . Gay phải chịu nhiều tủi nhục đến nhường nào .
http://files.myopera.com/deptraidoncoi/blog/359185225d71753ef5lp3.jpg
Đọc entry và hãy cho tôi biết bạn nghĩ tôi sao ra ?? Và nghĩ về chính mình như thế nào . Chờ comment của tất cả các bạn .